Địa lý Vườn_quốc_gia_Tanjung_Puting

Vườn bao gồm 416.040 hecta rừng khộp đất khô, đầm lầy than bùn, rừng thạch nam Sundaland, rừng ngập mặn, rừng ven biển, và rừng thứ sinh.[4] Có thể đi đến nơi này từ Kumai bằng tàu cao tốc di chuyển dọc theo sông Kumai và sau đó là sông Sekonyer đến Camp Leakey, thời gian tối đa chỉ mất khoảng 1,5 giờ.[5] Sông Kumai tạo thành ranh giới phía bắc của vườn quốc gia. Ngoài ra, nhiều phần rừng than bùn đã bị phá bỏ để nhường chỗ cho các đồn điền trồng cọ dầu.[6]

Mặc dù là một vườn quốc gia được bảo vệ, nhưng khoảng 65% diện tích rừng nguyên sinh của vườn đã bị suy thoái. Việc mất môi trường sống tự nhiên là mối đe dọa lớn nhất đối với các loài động vật hoang dã. Một tổ chức phi chính phủ của Indonesia đã làm việc để khôi phục môi trường sống ở các vùng Pasalat và Beguruh từ năm 1997. Họ cũng triển khai một trung tâm giáo dục bảo tồn ở Pasalat.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vườn_quốc_gia_Tanjung_Puting http://www.dephut.go.id/files/Stat_2007.pdf http://www.unesco.org/mabdb/br/brdir/directory/bio... http://www.wdpa.org/siteSheet.aspx?sitecode=1490 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.orangutan.org.uk/research/pondok-ambung https://books.google.com/books?id=0SxzCwAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=TgDOC5IHr-sC&pg=... https://web.archive.org/web/20120501121500/http://... https://rsis.ramsar.org/ris/2192 https://www.webcitation.org/68zgbhdFz?url=http://w...